NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi 1: Lớp Tiếng Anh nền tảng (20) và Tiếng Anh nền tảng (40) khác nhau như thế nào và khi nào em có thể học học phần Tiếng Anh 1?

Trả lời 1:

  • Điểm giống nhau của Học phần Tiếng Anh nền tảng (Foundation 20) và Tiếng Anh nền tảng (Foundation 40): cùng chung chương trình đào tạo, yêu cầu chuyên môn, thời lượng học trong 1 học kỳ, kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ.
  • Điểm khác nhau: cách bố trí lịch học, sĩ số, học phí. Cụ thể như sau:
Nội dungFoundation 20Foundation 40
Sĩ số20-25 sinh viên/lớp35-40 sinh viên/lớp
Lịch họcTrong giờ hành chính: Các tiết học được bố trí trong khung thời gian: tiết 1 đến tiết 12 (06h45 – 17h30)Ngoài giờ hành chính: Các tiết học được bố trí trong khung thời gian: tiết 13 đến tiết 15 (17h30 – 20h00) và các ngày cuối tuần.
Học phí3.600.000đ2.700.000đ

Sinh viên lựa chọn học lớp Foundation 20 hoặc Foundation 40 tuỳ theo nhu cầu cá nhân. Sinh viên đăng ký lịch học theo thông báo của Phòng Đào tạo. Kết thúc học phần vào cuối học kỳ I, sinh viên tham gia thi cuối kỳ, có kết quả đạt sẽ được đăng ký học học phần kế tiếp là Tiếng Anh 1. 

Câu hỏi 2: Làm sao để đăng ký lớp học phần Tiếng Anh nền tảng, IELTS Foundation và đóng học phí?

Trả lời 2:

Sinh viên đăng ký học phần Tiếng Anh nền tảng hoặc IELTS Foundation tại trang myuel.uel.edu.vn theo thông báo của Phòng Đào tạo. Sinh viên đóng học phí của học phần theo học đúng cú pháp trong thông báo tổ chức lớp Tiếng Anh nền tảng trước 24/9/2023.

Thông báo về việc tổ chức các lớp học phần tiếng Anh nền tảng và lớp học phần IELTS Foundation dành cho K23, tham khảo: TẠI ĐÂY

Câu hỏi 3: IELTS Foundation (lớp 01) và IELTS Foundation (lớp 02) khác nhau như thế nào?

Trả lời 3:

Học phần IELTS Foundation có nhiều lớp IELTS Foundation được đánh số thứ tự (lớp 01, lớp 02, … lớp n) đều cùng chung học phí, sĩ số, chương trình đào tạo, yêu cầu chuyên môn, thời lượng học trong một học kỳ, kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ; việc gắn số thứ tự từ 1, 2, …, n chỉ nhằm mục đích phân lớp học cùng cấp độ.  

Câu hỏi 4: Sinh viên tham gia học phần Tiếng Anh nền tảng được mở giới hạn tín chỉ đăng ký khi nào?

Trả lời 4:

Sinh viên hoàn thành xong học phần Tiếng Anh nền tảng ở học kỳ thứ nhất, học và đạt học phần Tiếng Anh 1 trong học kỳ thứ hai, học và đạt học phần Tiếng Anh 2 trong học kỳ Hè của năm học đầu tiên thì đến học kỳ thứ 3 (học kỳ I năm 2), sinh viên sẽ được xóa bỏ giới hạn tín chỉ theo quy định của Trường.

Ngoài ra, theo quy định, trong quá trình học sinh viên có thể em nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào quá trình học/Chứng chỉ đạt chuẩn đầu ra vào trước mỗi học kỳ theo thông báo của Phòng Đào tạo để được xét xóa bỏ giới hạn tín chỉ cho học kỳ tiếp theo.

Câu hỏi 5: Dựa vào kết quả thi Đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào, em được xếp vào một trong các học phần Tiếng Anh 1, 2, 3, 4 hoặc IELTS 1,2,3,4. Em đã đăng ký khoá học lấy chứng chỉ ngoại ngữ ở một đơn vị đào tạo khác ngoài trường. Em có thể nộp giấy cam kết nộp chứng chỉ trước học kỳ 6 và không phải đăng kí học các học phần tiếng Anh tại trường không? Nếu em được bố trí học học phần Tiếng Anh nền tảng thì có được làm giấy cam kết giống như trên và miễn học học phần này tại trường không?

Trả lời 5:

Sinh viên được xét miễn học và miễn thi các cấp độ tiếng Anh chính khóa nếu nộp được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế do các cơ quan khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Quy định 1231/QĐ-ĐHTKT về tổ chức giảng dạy, học tập tiếng Anh và chuẩn trình độ ngoại ngữ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật hình thức đào tạo đại học chính quy.

Sinh viên không nộp chứng chỉ ngoại ngữ để xét miễn học, miễn thi theo quy định này thì phải theo học và hoàn thành các cấp độ tiếng Anh chính khóa được phân bổ.

Quy định về tổ chức giảng dạy, học tập tiếng Anh và chuẩn trình độ ngoại ngữ dành cho K23 tham khảo: TẠI ĐÂY

Câu hỏi 6: Hiện tại em có chứng chỉ quốc tế nhưng em chưa nộp cho trường và em đã thi Đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào dành cho K23. Em có thể nộp bổ sung chứng chỉ quốc tế để xét bố trí lớp học phần Tiếng Anh tương ứng không?

Trả lời 6: Em vui lòng liên hệ gấp Phòng Đào tạo để Phòng Đào tạo xem xét theo quy định.

Câu hỏi 7: Các loại chứng chỉ Tiếng Anh, Chứng chỉ ngoại ngữ khác đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định là chứng chỉ gì?

Trả lời 7:

Em vui lòng đọc kỹ Chương 4, Quy định 1231/QĐ -ĐHTKT về Tổ chức giảng dạy, học tập tiếng Anh và chuẩn trình độ ngoại ngữ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật hình thức đào tạo đại học chính quy.

Câu hỏi 8: Em là sinh viên K23, thời điểm nào em nên nộp về Trường chứng chỉ ngoại ngữ để xem xét đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra của chương trình đào tạo?

Trả lời 8: Đối với sinh viên đã có điểm chứng chỉ quốc tế theo quy định của Trường tại Chương 4, Quy định 1231/QĐ -ĐHTKT về Tổ chức giảng dạy, học tập tiếng Anh và chuẩn trình độ ngoại ngữ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật hình thức đào tạo đại học chính quy, có thể nộp về Trường theo thông báo của Phòng Đào tạo định kỳ trước mỗi học kỳ. Sinh viên chưa có chứng chỉ quốc tế theo quy định trên cần nộp chứng chỉ quốc tế theo quy định về trường trước học kỳ thứ 6. 

Câu hỏi 9: Em có thể sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh) để được xem xét xóa bỏ giới hạn tín chỉ không?

Trả lời 9:

Theo Quy định 1231/QĐ -ĐHTKT về Tổ chức giảng dạy, học tập tiếng Anh và chuẩn trình độ ngoại ngữ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật hình thức đào tạo đại học chính quy, tùy theo chương trình đào tạo em đang theo học, sinh viên K23 có thể sử dụng các ngoại ngữ (9 ngoại ngữ) để chứng minh Chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra của mình.

1. Đối với các chứng chỉ ngoại ngữ khác, ngoài tiếng Anh, Sinh viên chỉ có thể nộp Chứng chỉ đủ mức trình độ đạt chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo (Điều 10, Quy định 1231), căn cứ vào trình độ đó, nếu sinh viên đã đạt mức trình độ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, Trường sẽ ra quyết định công nhận em đạt chuẩn này, và miễn học chương trình tiếng Anh của Trường dành cho K23; Điều này chỉ áp dụng với sinh viên học Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt.

2. Ngược lại, sinh viên K23 chưa đạt Chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra (gồm cả 9 ngoại ngữ theo Quy định 1231), chỉ có thể sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo quy định (IELTS, TOEIC, Cambridge Assessment English, TOEFL iBT, ngoại trừ IELTS indicator và ngoại trừ TOEFL iBT Home Edition) để đề nghị xét miễn học, miễn thi, xét chuẩn trình độ ngoại ngữ quá trình, và xét xóa bỏ giới hạn tín chỉ đăng ký.

3. Em đã đạt chứng chỉ HSK3 tiếng Trung. Nếu chứng chỉ còn thời hạn giá trị và nếu em học chương trình đào tạo bằng tiếng Việt K23, không thuộc chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Em có thể nộp chứng chỉ về Phòng Đào tạo để xem xét đạt chuẩn trình độ đầu ra theo Quy định 1231 dành cho K23.

Câu hỏi 10: Em có thể thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bất kỳ lúc nào và đề nghị đơn vị khảo thí gửi đồng thời về trường để ghi nhận chờ đợt xem xét việc xóa bỏ giới hạn tín chỉ, miễn học, miễn thi các học phần ngoại ngữ được phân bổ và chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra không?

Trả lời 10: Có.

Câu hỏi số 11: Theo kết quả của Kỳ thi Đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào thì A2 được xếp vào lớp học phần Tiếng Anh nền tảng nhưng trong quy định em có thấy có cột CEFR kết quả A2 được xếp vào lớp học phần Tiếng Anh 1?

Trả lời 11:

CEFR là khung quy chiếu điểm của châu Âu để làm cơ sở quy đổi điểm tương ứng của các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Mỗi học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo của K23 tương ứng với năng lực tiếng Anh theo khung CEFR. Sinh viên K23 muốn được bố trí lớp học phần tiếng Anh trong chương trình giảng dạy theo điểm của khung CEFR thì nộp các chứng chỉ quốc tế theo quy định của Trường để được phân bổ vào học lớp học phần tương ứng.

Kết quả của kì thi ĐGNLTA đầu vào nhằm phân loại trình độ sinh viên theo các cấp học phần của chương trình đối với sinh viên chưa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo quy định. Theo quy định, kết quả bài thi ĐGNLTA ĐV đạt kết quả từ A2 trở xuống sẽ học học phần Tiếng Anh nền tảng; A2+ sẽ học học phần Tiếng Anh 1 và từ B1 trở lên sẽ học học phần Tiếng Anh 3.